Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

 Cây được mệnh danh là cây lạnh, cây thường xuất hiện trong các dịp lễ dáng sinh, luôn được mọi người sử dụng làm cây trang trí trong mỗi ngôi nhà hoặc bất cứ khuân viên nào. Cây tùng tháp là dạng cây cảnh chủ yếu cho dáng, thân lá. Cây không có hoa nhưng lại mang lại giá trị cây cảnh cao.

Nguồn gốc xuất xứ, tên khoa học cây tùng tháp

Mục lục [Hiện]

  • Tên khoa học: Sabina chinensis
  • Tên gọi khác: cây tùng bút hay là cây long bách, tùng xà , tùng kim…vv
  • Nguồn gốc: cây tùng tháp xuất xứ từ các nước Châu Á, và khu vực Bắc Âu. Và nước đầu tiên mà cây xuất hiện là Trung quốc và nước Nhật Bản. Sau đó cây được đưa vào Việt Nam.
ky-thuat-trong-cay-tung-thap-tao-canh-quan-dep-cho-khuon-vien-quanh-nha_19
Hình ảnh tùng tháp hay còn được gọi là tùng bút

Xem thêm:

Cây Tùng tháp được mọi người yêu thích và trồng ở nhiều nơi, cây đơn giản không có hoa nhưng cây lại khá thu hút về dáng cây và màu sắc lá kim xanh mướt.

Ý nghĩa phong thủy của cây tùng tháp

Với dáng cây hùng dũng oai phong, cây là thể hiện cho sự kiên vũng, có thể vượt qua mọi gian nan thử thách. Cây được mọi người trồng với mục đích cây mang lại sự mạnh mẽ và luôn đứng vững, có thể chèo chống trước mọi gian nan thử thách của cuộc sống.

Đặc điểm nổi bật của cây tùng tháp

Đặc điểm thực vật học cây tùng tháp

  • Thân: Cây tùng thuộc dạng thân bụi. cây có chiều cao khác nhau, trong khoảng từ cây thấp là 3m, cây cao có thể lên tới 16 đến 20m. Bao bọc thân là lớp vỏ sần sùi, nhưng giống như các cây tùng khác, thân có nhựa có mùi rất thơm và đặc trưng. Thân cây lúc nhỏ, khi còn non rất dẻo dễ uốn. Nhưng khi cây tùng tháp trưởng thành cây rất cứng bởi thân cứng. Trên thân có nhiều cành nhỏ, thân màu nâu xám.
  • Lá: tùng tháp là cây lá kim, có màu xanh, sờ vào chúng ta sẽ có cảm giác xạp xạp tay. Tán lá rộng, lá có màu xanh mọc thẳng, thường mọc theo kiểu khóm, chùm tạo thành khối cây. Lá vảy, đầu lá hơi nhọn, giữa lá có một đường tuyến bầu dục, mọc đối trên các cành. Lá của cây tùng tháp thường khó rụng. Thường cây mọc tạo thành các hình chóp, hình tháp.
  • Hoa: Tùng tháp không có hoa, chủ yếu cho lá và dáng.
ky-thuat-trong-cay-tung-thap-tao-canh-quan-dep-cho-khuon-vien-quanh-nha_12
Tùng tháp là cây cảnh ưa sáng, khả năng chịu lạnh tốt

Đặc điểm sinh thái của cây tùng tháp

  • Là cây ưa sáng, đặc biệt ưa sáng toàn phần, chịu lạnh được nhưng lại không ưa được úng.
  • Là cây sinh trưởng phát triển tốt, sống được trong môi trường khắc nghiệt như lạnh và nắng nóng.
  • Không cần sự chăm sóc quá nhiều. ít sâu bệnh hại.
  • Thích hợp với nhiều loại đất trồng khác nhau và môi trường sống khác nhau.

Lợi ích và ứng dụng của cây tùng tháp

  • Là loại cây cảnh được ưa chuộng đặc biệt được nhiều khu công viên, các khu công trình, cho đến khuân viên sân vườn của các gia đình. Cây luôn thể hiện sự vững trãi oai hùng cùng với đồng điệu của màu xanh lá, điều này làm toát lên vẻ đẹp tươi mới thu hút mọi ánh nhìn của mọi người. Tuy không có hoa nhưng cây tùng tháp lại được nhiều người yêu thích bởi thêm chính dáng cây tạo khối khá ấn tượng.
  • Là cây rất ít rụng lá nên cây được trồng ở nhiều nơi. Được nhiều các nhà thiết kế cây cảnh chọn, trồng sân vườn, hoặc hoàng rào.
  • Ngoài ra ngày nay cây tùng tháp có rất nhiều loại bonsai được nhiều người rất yêu thích, làm đẹp điểm thêm cho chính không gian sống.
  • Ngoài làm cây cảnh làm đẹp, tùng tháp còn có ý nghĩa rất lớn trong việc thanh lọc không khí, làm sạch cho môi trường. Cây có khả năng hút các khí độc, đặc biệt là các khí của các nhà máy.
  • Cây tùng tháp còn được ứng dụng trong y khoa được các nhà nghiên cứu đã ứng dụng để chữa được một số bệnh.
ky-thuat-trong-cay-tung-thap-tao-canh-quan-dep-cho-khuon-vien-quanh-nha_14
Cây tùng tháp được trồng nhiều ở các khu công viên, biệt thự

 

Cách trồng chăm sóc cây tùng tháp

Cách trồng và nhân giống cây tùng tháp

Tùng tháp được trồng nhân giống theo nhiều phương pháp gồm có phương pháp nhân giống hữu tính trồng bằng hạt, hoặc theo phương pháp nhân giống vô tính như giâm cành chiết cành, giâm hom rễ.

  • Phương pháp gieo hạt rất ít người làm, vì phải bảo quản hạt của cây tùng tháp thật tốt, phần trăm nảy mầm không cao và tốn thời gian.
  • Phương pháp được nhiều người sử dụng là chiết cành, giâm cành. Phương pháp này cho tỷ lệ sống cao, tiết kiệm thời gian.

Cách trồng cây tùng tháp bằng phương pháp chiết cành, giâm hom rễ:

  • Cành chiết hoặc giâm phải là cành khỏe mạnh, chắc và không bị sâu bệnh. Nên chiết hoặc giâm vào mùa xuân.
  • Chúng ta có thể dùng hỗn hợp xơ dừa trộn với trấu và phân hữu cơ để làm bầu găm cành chiết sau đó cho vào bầu đất sau đó dùng nước cho bầu có độ ẩm kích thích cho cây bật mầm.
  • Khi cây đang còn non chúng ta nên để cây trong bóng mát khoảng 1 đến gần 2 tháng.
  • Khi cây tùng tháp đạt đến gần 30cm sức sống sinh trưởng ổn định sau đó chúng ta sẽ bắt đầu đưa ra môi trường nhận nắng. Và cho đến khi cây đạt gần 90cm chúng ta mới bắt đầu đem cây trồng xuống đất trực tiếp.
ky-thuat-trong-cay-tung-thap-tao-canh-quan-dep-cho-khuon-vien-quanh-nha_17
Tùng tháp con được trồng theo phương pháp giâm hom rễ

Cách chăm sóc cây tùng tháp

  • Nước: tùng tháp không ưa nước nhiều, dùng độ nước vừa phải vì cây có khả năng chịu hạn tốt. Nên chúng ta chỉ cung cấp cho cây lượng nước vừa phải, vì cây rất dễ bị úng nên chúng ta không nên tưới hoặc để cây trong tình trạng quá nhiều nước. khi cây còn nhỏ mới trồng chúng ta có thể tưới 2 ngày 1 lần.
  • Đất trồng: Cây tùng tháp thuộc loại cây có sức sống mãnh liệt, cây có thể sống được ở nhiều môi trường đất khác nhau, ngay cả trên đất axit và kiềm. Tuy nhiên khi trồng cây chúng ta vẫn nên chọn loại đất thoát nước tốt, đất pha thịt để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất.
  • Ánh sáng: là cây ưa sáng, và ưa sáng toàn phần, yêu cầu ánh sáng là yếu tố quan trọng đối với cây Tùng tháp. Chúng ta khi trồng hoặc khi đặt cây nên trồng cây ở nơi nhận được ánh sáng chiếu vào nhiều nhất. Nếu các cây bonsai chúng ta cũng nên đặt các cây ở các vị trí như cửa sổ, ban công hoặc các nơi phản chiếu ánh sáng tốt nhất.
  • Phân bón: yêu cầu dinh dưỡng của cây là không thể thiếu, tuy nhiên cây tùng lại không yêu cầu cao. Chúng ta có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây theo định kỳ khoảng 4 hoặc 5 tháng bón 1 lần. Loại phân bón chúng ta có thể sử dụng là NPK, hoặc một số loại phân bón có độ phân giải chậm.
  • Cắt tỉa: Việc cắt tỉa tạo dáng cho cây tùng tháp là việc quan trọng. Vừa tạo thế, dáng cho cây đẹp mà còn để cây nhận được ánh sáng tốt cũng như làm giảm đi sâu bệnh hại cho cây.

Tùng tháp đang và đã được rất nhiều người yêu thích, bởi cây mang đến không gian cho căn nhà, biệt thự hoặc các khu tập thể, vui chơi một màu xanh tươi mới và nét đẹp lạ lùng. Không những thế cây còn mang lại giá trị kinh tế cao, giá trị thẩm mỹ và gá trị trong y học, điều đặc biệt hơn nữa là cây thanh lọc không khí rất tốt. Vậy nếu được chọn trồng cây cảnh thì cây tùng tháp là một sự lựa chọn phù hợp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Liên hệ:

286 ấp Hòa Phú, xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
Số điện thoại:
0939 079 969 (A. Triều)
0981 878 365 (A. Đức)

Bài viết gần đây

0939079969 Mr Triều